Cẩn trọng những “cơn sốt đất” giả

Thời gian gần đây, tại một số khu vực của thành phố Hà Nội có dự án đô thị hoặc xây dựng cầu vượt sông Hồng đều rầm rộ thông tin giá nhà đất tăng chóng mặt. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò thổi giá, tạo “cơn sốt đất” giả của những nhóm môi giới bất động sản nhằm thu hút, lôi kéo nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư cũng như người mua đất để ở cần cẩn trọng trước những “cơn sốt đất” giả.

“Cò đất” thổi giá…

Dự án cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng là một trong 18 cây cầu nằm trong quy hoạch xây dựng chung của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện chỉ cần vào mạng internet gõ cụm từ mua đất khu vực chân cầu Trần Hưng Đạo thì có hàng trăm kết quả. Khi phóng viên Báo Hànộimới liên hệ với số điện thoại 08890… hỏi mua đất ở phố Hồng Tiến, phường Bồ Đề (quận Long Biên) thì mức giá tăng đến giật mình, trung bình từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng/m2. Anh Nguyễn Văn Dương, chuyên gia môi giới bất động sản khu vực quận Long Biên cho biết: “Nguyên nhân là do dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo đã được phê duyệt nên nhiều người muốn đầu tư ngắn hạn. Phố Hồng Tiến lại ở ngay điểm giao với đường dẫn lên cầu Trần Hưng Đạo nên giá đất ở đây tăng chóng mặt”.

Trong khi đó theo bà Nguyễn Thị Hằng, người dân ở phường Bồ Đề (quận Long Biên), thực tế, số người bán đất, nhà và đến giao dịch mua bán ở phố Hồng Tiến không nhiều. Đa số là những “cò đất” đến nghe ngóng thông tin.

Tương tự, giữa tháng 7-2021, khi có thông tin Hà Nội nâng cấp tuyến đường 70, đoạn Nhổn – Đại lộ Thăng Long dài hơn 3km, các “cò đất” đã bắt đầu “thổi” giá nhà, đất khu vực quận Nam Từ Liêm. Tại các phố Miêu Nha, Phương Canh… quanh tuyến đường 70, trước đây giá đất dao động khoảng 35-40 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên 75-80 triệu đồng/m2. Chị Nguyễn Ngọc Quyên, ở phố Miêu Nha, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cho biết, khi có thông tin mở rộng đường, các “cò đất” đã liên tục thổi giá. Thực tế, giao dịch mua bán nhà, đất rất ít.

Trong khi nội thành đang có nhiều khu vực “sốt đất” ảo thì tại các huyện ngoại thành – khu vực vốn “sốt đất” từ đầu năm 2021 – đến nay không còn ồ ạt, sôi động. Tại huyện Đông Anh, lượng khách tìm mua đất không còn nhiều như hồi đầu năm. Tại địa bàn các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, thay vì việc lao theo lời mời chào của “cò đất” mua đón đầu các mảnh đất gần khu quy hoạch đô thị, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang giao dịch liên quan đến các dự án đấu giá. Anh Nguyễn Tiến Thao ở văn phòng bất động sản Trọng Tín (xã Song Phượng, huyện Đan Phượng) cho biết: “Văn phòng mỗi ngày tiếp nhận 30-40 tin nhắn, điện thoại, hoặc lượt khách đến trực tiếp hỏi về giá đất ở khu đấu giá. Người mua đất cũng cẩn trọng hơn, không theo trào lưu thổi giá như trước”.

Công khai, minh bạch để ngăn “sốt đất” giả

Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (quận Long Biên) Nguyễn Văn Luyện cho biết, giá đất ở khu vực phường Bồ Đề không có biến động nhiều như các môi giới đăng tải trên mạng internet, mức trung bình chỉ khoảng trên 100 triệu đồng/m2. Các giao dịch mua bán, sang tên đổi chủ cũng không biến động nhiều. Điều này thể hiện bằng việc các nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn phường không có thay đổi. Ông Nguyễn Văn Luyện cảnh báo người dân không nên tin lời những luồng thông tin không chính thống để thổi giá tăng vọt, tạo “sốt đất” giả từ các “cò đất”.

Nhằm cảnh báo đến người dân có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho rằng, để tránh bị mua đất giá quá cao, người dân cần tiếp cận chính quyền địa phương để tham khảo thông tin chính xác về thửa đất, quy hoạch. Ngoài ra, huyện cũng đã yêu cầu UBND các xã công khai minh bạch các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư các thôn; các đơn vị chức năng huyện đẩy mạnh tuyên truyền, công khai các khu đất đấu giá, giá khởi điểm, giá trúng… nhằm tránh xảy ra tình trạng môi giới bất động sản thổi phồng thông tin, đẩy giá đất lên cao.

Đồng quan điểm, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng Bùi Văn Hoa cũng khẳng định, mấu chốt để người tham gia giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất không bị rơi vào cơn “sốt đất” giả, là cần phải tham khảo kỹ thông tin quy hoạch, xác minh rõ nguồn gốc đất, để tránh xảy ra tranh chấp, thiệt thòi. Ngoài ra, bên cạnh việc tuyên truyền, UBND các xã, thị trấn cũng cần tăng cường công tác quản lý sử dụng đất, tránh để phải xử lý những vụ việc chuyển nhượng đất có nguồn gốc lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, với những công bố quy hoạch khu đô thị, đường sá, dự án cầu… các nhà đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thông tin để tránh được cái “bẫy” của những nhóm đầu cơ thổi “bong bóng” bất động sản. Các địa phương tăng cường giám sát thị trường bất động sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch hạ tầng và phát triển dự án để làm giá, đẩy giá bất động sản nhằm thu lợi bất chính.
(Nguồn: Hà nội mới)

Dự tính lãi suất vay vốn ngân hàng

tỷ
%
năm
%

Lựa chọn thanh toán

(*)Vui lòng tải về file tiến độ thanh toán để xem đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!

Kết quả: 0.00 tỷ

Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Số tiền có: 0 VNĐ
Số tiền vay: 0 VNĐ
Lãi cần trả: 0 VNĐ
Tháng thanh toán
Số tiền
Tháng 1
0 VNĐ
Tháng 2
0 VNĐ
Tháng 3
0 VNĐ
Tháng 4
0 VNĐ
Tháng 5
0 VNĐ
Xem FULL tiến độ thanh toán

[FULL] BẢNG TÍNH LÃI SUẤT VAY ​

(Cập nhật mới với chính sách hiện tại)

Xem đầy đủ thông tin bảng tính lãi suất vay khi mua nhà & tiến độ thanh toán ngay tại đây.

Nhập email chính xác để nhận được tài liệu!

(*) Nhập email chính xác để nhận được tài liệu!

Vui lòng nhập số điện thoại nhận mã xác nhận

(*) Xác nhận tự động qua SMS để tránh spam!.


(*) Hệ thống tự động gửi sau khi nhấn ”XÁC NHẬN”. Vui lòng điền thông tin chính xác. Xin cảm ơn!

Đăng ký nhận thông tin
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin tức liên quan

Vì sao giá nhà cao?

24/03/2023 278 lượt xem
Xem tiếp